Từ lâu, Nhật Bản đã nổi tiếng không chỉ bởi ý chí kiên cường của con người mà còn được biết đến là một đất nước có nền văn hóa đặc sắc, mang đậm nét Á Đông và được gọi bằng những mỹ từ như đất nước hoa anh đào hay xứ sở mặt trời mọc… để ca ngợi vẻ đẹp của đất nước Nhật Bản. Có nhiều biểu tượng đại diện cho nền văn hóa Nhật Bản như trang phục truyền thống Kimono, hình ảnh các võ sĩ Samurai, manga Nhật, các món ăn đặc trưng như Sushi, Sashimi, trà xanh Matcha… Và bên cạnh đó, không thể không kể đến một nét đặc trưng khác của văn hóa Nhật Bản, đó là những lễ hội truyền thống diễn ra xuyên suốt các tháng trong năm. Món ăn quan trọng nhất của năm mới là “món Tết”.  Các món ăn ngày tết đc gọi là Osechi. Đó thường là món ăn ngọt, làm bằng các nguyên liệu thông thường như rễ cây ngưu bang, trứng cá, tảo ăn, khoai lang, hạt dẻ…Người Nhật dùng những món ăn đơn giản nhưng giàu ý nghĩa tượng trưng này để ăn tết là xuất phát từ tâm lý cầu ước vạn sự tốt lành.

       Đầu tiên, có lẽ phải kể đến Oshougatsu – ngày Tết của người Nhật, ngày lễ mang đậm nét đặc trưng nhất của người Nhật Bản từ xưa đến nay. Nhật Bản là cường quốc công nghiệp phát triển đứng thứ 3 trên thế giới ( sau Mỹ và Trung Quốc ) và là nước châu Á đầu tiên đã mở cửa du nhập văn hoá, văn minh phương Tây ngay từ năm 1868 với công cuộc cải cách duy tân mang tên Thiên hoàng Minh Trị (Meiji). Do đó, người Nhật từ lâu đã không đón Tết Nguyên Đán theo thời gian âm lịch như Việt Nam, Trung Quốc và một số nước châu Á khác. Đây là dịp quan trọng mà người Nhật nghênh đón vị thần Toshigami Sama đến thăm nhà.

Trước khi Tết đến, người Nhật trang trí Kadomatsu (cây thông) ở cạnh cửa, là loài cây đại diện cho sức sống bất diệt, cũng như tinh thần và con người Nhật Bản. Tương truyền rằng, vị thần Toshigamisama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây Tùng này. Ngày xưa người ta thường dựng cây Tùng vào ngày 13/12 là ngày bắt đầu các công việc chuẩn bị đón Tết. Còn gần đây là ngày 27 hoặc 28, nhưng người ta tránh không dựng cây Tùng vào ngày 29 và đêm giao thừa. Ngày 29 có số 9 trong tiếng Nhật cùng âm đọc với chữ “khổ”, còn trang trí cây vào đêm giao thừa được gọi là Hitoyokazari được hiểu là chỉ nghênh đón thần trong một đêm nên bị cho là thất lễ.

Một số gia đình treo shimenawa ( rơm bện với những băng giấy ngũ sắc dán xung quanh ) trước cửa nhà với ý nghĩa trừ ma quỷ và chào đón những vị thần, tượng trưng cho những điều tốt lành sẽ luôn hiện diện trong cuộc sống của họ. Thừng bện bằng cỏ được treo ở điện thờ hoặc nơi thờ cúng, kính dâng lên thần linh cầu tài lộc; lá cây màu trắng nói lên sự trinh bạch không tì vết; còn dải giấy trắng mang ý nghĩa tẩy sạch vết nhơ và xua đuổi tà ma.

      Người Nhật còn đặt Wakazari (dây thừng quấn thành vòng tròn nhỏ, và được kết hoa lên phía đầu, chỗ móc treo) trong bếp với ý nghĩa tạ ơn những vị thần lửa và thần nước đã đem lại cuộc sống sung túc, những bữa cơm gia đình đầm ấm; ngoài ra, wakazari còn được treo ở mui xe ô tô và xe đạp để cầu an toàn trong năm mới.

 

Leave a reply