Trà đạo được biết đến như một loại nghệ thuật thưởng thức trong văn hóa Nhật Bản,
Trà đạo được phÁt triển từ cuối thế kỷ 12.
Theo truyền thuyết của Nhật, vào khoảng thời gian đó, có vị cao tăng người Nhật là sư Eisai ( 1141-1214) sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai này đã sáng tác ra cuốn ” Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký” ( Kissa Yojoki), nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà. Ông chính là người đã đặt nền móng cho văn hóa trà đạo Nhật Bản.
Chính trong thời gian này, bột trà matcha được du nhập vào Nhật Bản bởi nhà sư Eisai năm 1191 tại vùng Uji (宇治市, Uji-shi) là một thành phố thuộc phủ Kyōto, Nhật Bản mất khoảng 30 phút di chuyển từ thành phố Osaka.
Vào triều đại nhà Đường ở Trung Quốc, trà sau khi đã được hấp, phơi, và sơ chế được lưu trữ trong những viên gạch ( gạch trà ) để bảo quản và vận chuyển. Tới Triều đại nhà Tống (960 - 1279) bột trà bắt đầu được ưa chuộng và trở thành một lễ nghi thức bởi thiền sư Chan và trường (tu viện) Zen và các đền thờ phật giáo tại Trung Hoa. Hiện tu viện lâu nhất còn tồn tại là Chanyuan Qinggui và còn lưu trữ các quy tắc trong nghi lễ, nghi thức trà đạo tại tu viện này (thiền viện) là Chan Monastery, 1103.
Nghi lễ uống trà đạo trên đất Phù tang
Nhìn chung, nghi lễ trà đạo được dùng để diễn đạt sự hài hoà, kính trọng, thuần khiết và thanh bình.
Bước một: chủ nhân tổ chức buổi trà đạo phải lựa chọn những chén trà có hoa văn đẹp nhất và sắp xếp dụng cụ cho một buổi Trà (người ta thường gọi các dụng cụ này là dogu).
Bước hai: người ta chuẩn bị “mizuya” (nơi rửa cho trà lễ) trong phòng dụng cụ. Đây là khu vực được sắp xếp theo một trật tự tốt nhất nhằm thể hiện sự tôn trọng Nghi lễ uống trà.
Bước ba: là chủ nhà mở cửa vườn hoa dẫn đến Trà Đường để chào đón khách.
Chủ nhân chào đón khách.
Khi khách dự trà đến, họ phải đi đến bồn đá và múc một muôi nước đầy, rửa tay, súc miệng mới được đi vào phòng trà.
Tiếp theo, chủ nhà chào khách tại phòng tiếp tân và chuẩn bị cho bữa cơm và tiệc trà hôm đó.
Thông thường, sau bữa ăn, trà chủ sẽ sắp xếp hoa và thay thế khăn trải bàn mới. Họ bắt đầu treo rèm “sudare” (Sudare: rèm được làm bằng tre hoặc sậy chẻ nhỏ. Nó dùng để đón gió nhẹ và che nắng).
Sau khi đã chuẩn bị xong, chủ nhân thông báo cho khách biết bằng cách đánh một tiếng cồng “dora”.
Đó là sơ lược nghi thức tiếp đón và mời thưởng trà truyền thống của người Nhật. Trà được sử dụng trong pha chế trà đạo đó chính là bột matcha ceremoanial, dòng matcha cao cấp chuyên dùng trong các lễ hội trà đạo Nhật Bản
Xem thêm: Cách pha trà đạo Nhật Bản
Bài viết liên quan: