Trà xanh là một thức uống quen thuộc hàng ngày, ngoài rất nhiều công dụng đã biết, các nhà khoa học còn tìm ra một lợi ích khác, đó là giúp chống lại bệnh rối loạn tủy xương.
Trà xanh có thể chống lại bệnh rối loạn tủy xương
Theo một nghiên cứu mới đây, một hợp chất được tìm thấy trong trà xanh có thể giúp cứu sống những bệnh nhân phải đối mặt với những biến chứng y khoa do bệnh rối loạn tủy xương gây ra.
Theo đó, hợp chất epigallocatechine-3-gallate (EGCG), một hợp chất chống ôxi hóa có trong lá trà xanh, đặc biệt có lợi cho những bệnh nhân đang phải đấu tranh với căn bệnh đau tủy xương (multiple myeloma) và bệnh thoái hóa tinh bột (amyloidosis) – 2 loại bệnh có liên quan đến rối loạn tủy xương.
Những bệnh nhân mặc chứng bệnh đa u tủy xương và thoái hóa tinh bột dễ bị nhiễm một bệnh chết người thường gọi chứng thoái hóa tinh bột dạng chuỗi ngắn.
Chứng bệnh này xuất hiện khi các kháng thể trong một số bộ phận cơ thể trở nên méo mó, biến dạng và có thể tích luỹ, lắng đọng chất amyloid một cách bất thường ngoài tế bào trong nhiều cơ quan, trong đó có tim và thận.
Phó Giáo sư Jan Bieschke, Đại học Washington, St. Louis, Mỹ cho biết: ” Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi muốn làm rõ hai vấn đề: Thứ nhất là chứng thoái hóa tinh bột dạng chuỗi ngắn hoạt động như thế nào? Thứ hai là các hợp chất trong trà xanh có tác động đến loại protein đặc biệt này như thế nào?”
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu của Phó giáo sư Bieschke đã phân tách từng chuỗi thoái hóa của 9 bệnh nhân mắc bệnh rối loạn tủy xương, là nguyên nhân gây ra căn bệnh đa u tủy xương và thoái hóa tinh bột. Sau đó, đưa vào phòng thí nghiệm để tìm ra cách thức mà hợp chất trong lá trà xanh đã tác động đến loại protein dạng chuỗi này.
Theo một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Hóa – Sinh học thì hợp chất có trong trà xanh đã biến đổi những tế bào thoái hóa tinh bột dạng chuỗi, ngăn chặn sự biến dạng, tái tạo và tích lũy chúng trong các cơ quan trong cơ thể ở những bệnh nhân mắc chứng rối loạn tủy xương.
Phó giáo sư Bieschke nói: “Trà xanh sẽ giúp các chuỗi tế bào này biến đổi cấu trúc nội tại, giúp chúng thay đổi và ổn định hơn”.
Bài viết liên quan: