Bài viết trước: Bột trà xanh trị mụn
Tình hình sản xuất trà xanh trong nước – phần 1
Một buổi sáng thứ hai tuyệt đẹp, trời trong xanh, chim hót líu lo trên cành, tâm thanh tịnh, lòng khoáng đạt, muốn viết đôi điều tâm đắc. Chợt muốn có một ly trà ngồi thưởng thức, cùng bạn hữu bầu bạn đàm sự. Nhắc đến trà (chè) chợ iại nhớ lại,….
Năm 2014 hơn 70 container trà từ Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Đài Loan bị chặn lại, không cho thông quan chỉ với lý do là trà Việt Nam ( lô hàng nay xuất xứ từ tỉnh Lâm Đồng) được trồng trên khu vùng đất có chưa chất độc hại Dioxin. Sau khi Hiệp hội ngành trà Việt Nam lên tiếng, gửi công văn phản bác lại thông tin sai lệch, làm tổn hại đến thương hiệu trà Việt Nam và ảnh hưởng trực tiếp tới lô hàng 70 container chè này. Lấn cấn, chần chừ cuối cùng lô hàng này cũng được thông quan vào Đài Loan
Tuy nhiên tới cuối quý 1 năm 2015, hàng chục container chè của Việt Nam bị Đài Loan trả lại vì dư lượng chất bảo vệ thuốc thực vật vượt quá mức cho phép là làm thiệt hại rất lớn tới doanh nghiệp sản xuất chè tại Việt Nam. Cho tới thời điểm này, thị trường xuất khẩu trà lớn nhất của Việt Nam là Pakistan, Nga và Đài Loan, tuy nhiên tiêu chuẩn nhập khẩu vào các nước này ngày càng cao, sản phẩm trà sản xuất từ Việt Nam đang rơi vào tình trạng đáng báo động, bởi lý do chất lượng.
Việc thiếu tính liên kết chặt chẽ từ người nông dân trồng chè tới doanh nghiệp sản xuất, quy trình sản xuất chè chưa khép kín, còn quá tách biệt từ khâu hạt giống tới khi cho ra trà thành phẩm , người nông dân chạy theo lợi nhuận, sử dụng quá nhiều chất bảo vệ thực vật, chất tăng trưởng cho cây chè, cho nên chất lượng chè đầu vào các nhà máy quá thấp, không đáp ứng được các yêu cầu xuất khẩu.
Hơn 90% lượng chè xuất khẩu của Việt Nam là chè thô, giá thành thấp hơn rất nhiều so với các nước xuất khẩu chè khác, chất lượng chè thấp ảnh hưởng tới doanh nghiệp Việt Nam nữa là hàng xuất khẩu ra nước ngoài bị trả lại, khi tới của khẩu Việt Nam lại bị hải quan đánh thuế 40% nữa, khi vào lại Việt Nam chè không tiêu thụ được, hàng tồn kho lớn, mà giá thành lại cao, các doanh nghiệp khó khăn trong việc giải quyết bài toán đầu ra và chất lượng đầu vào.
Đến cuối tháng 10/2015 vừa qua gần 5.000 tấn chè từ Lâm Đồng phải lưu kho do không qua được hàng rào kỹ thuật của Đài Loan. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đem thương hiệu trà Việt Nam ra nước ngoài, bảo hộ ngành sản xuất chè nội địa và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu quốc qua. Chúng tôi sẽ có phân tích ở bài tiếp theo
Tham khảo thêm: Mặt nạ bột trà xanh trị mụn
Bài viết liên quan: